Cọc Tiếp địa mạ kẽm nhúng nóng sử dụng trong những dự án công trình chống sét là sản phẩm rất quan trọng trên thị trường hiện nay. Là một trong những vật tư không thể thiếu trong những dự án công trình nhà ở, cao ốc, công trình thủy lực, cầu cảng, khung nhà thép tiền chế, trang trí nội ngoại thất,....
TỔNG QUAN VỀ CỌC THÉP TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT
Với điều kiện thời tiết thất thường của Việt Nam, mưa bão diễn ra thường xuyên kèm theo sấm, sét rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các thiết bị, máy móc mà còn đe dọa đến tính mạng của con người.
Do đó, việc lắp đặt, sử dụng hệ thống chống sét là điều rất cần thiết. Hệ thống chống sét bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, trong đó không thể bỏ qua cọc tiếp địa. Vậy cọc tiếp địa là gì và nó có vai trò như thế nào trong hệ thống chống sét?
Trong bài viết này, STEELVINA xin chia sẻ đến bạn một vài thông tin hữu ích về thiết bị này
Cọc tiếp địa là một thanh kim loại vót nhọn 1 đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại còn để bằng và ren để dễ dàng nối các dây cọc với nhau.
Để được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét. Người ra vì cọc tiếp địa giống như nền móng của ngôi nhà, chúng giúp hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả.
PHÂN LOẠI CỌC TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT MẠ KẼM NHÚNG NÓNG
Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, cọc tiếp địa được chia thành 3 loại khác nhau là:
+ Cọc tiếp địa bằng đồng
+ Cọc tiếp địa mạ đồng
+ Cọc tiếp địa mạ kẽm
Mỗi loại cọc tiếp địa lại có những ưu điểm khác nhau. Tùy vào tình hình tài chính mà chịn loại cọc cho thích hợp.
Cọc tiếp địa của hệ thống chống sét dùng để phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện. Do đó, nó thường được chôn sâu và liên kết với nhau bởi cáp đồng M70 bằng mối hàn nhiệt.
Cọc tiếp địa sẽ được đóng theo 2 cách là: Đóng cọc trực tiếp và khoan giếng thả cọc. Tùy theo yêu cầu cũng như thiết kế công trình mà sử dụng số lượng cọ và đóng cọ sao cho thích hợp nhất. Nhờ đó vừa mang lại hiệu quả đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, nhân công.
Lưu ý, các cọc tiếp địa đều được vạt nhọn giúp bạn dễ dàng đóng chúng xuống đất. Phải đóng cọc cách móng ít nhất 1m. Thiết bị này sẽ nối với dây truyền sét từ các kim thu sét xuống. Trong quá trình thi công nếu thấy nền đất quá khô cằn, pha nhiều cát sỏi thì nên kết hợp thêm hóa chất sẽ giảm điện trở.
Ngoài ra, khi kết thúc thi công hệ thống chống sét cần:
- Điện trở luôn phải đạt <100hm để hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả
- Có tiêu tán được năng lượng sét vào đất
Những lưu ý trước khi lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà ở
1. Một hệ thống chống sét bao gồm những gì ?
Mỗi công nghệ chống sét lại có sự khác nhau cơ bản về kết cấu, tuy nhiên nhìn chung hệ thống chống sét nào cũng có: Kim thu sét, dây dẫn thoát sét và hệ thống tiếp địa
Việc lắp đặt hệ thống chống sét vô cùng quan trọng, nó giúp bảo vệ an toàn cho các thành viên cùng các thiết bị trong gia đình bạn.
Hiện nay, hệ thống chống sét được lắp đặt ở nhiều nơi, nhất là khi mùa mưa bão đang bước vào thời gian cao điểm như hiện nay.
2. Một số chú ý cần ghi nhớ khi lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà ở
- Cần nắm rõ kết cấu công trình
Tùy thuộc vào kết cấu công trình là nhà cấp 4 hay cao tầng, nhà mái tôn hay mái ngói mà lựa chọn công nghệ chống sét cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, từ kết cấu công trình, bạn sẽ tìm ra được vị trí lắp đặt hệ thống chống sét sao cho phù hợp nhất và đem lại kết quả tối ưu nhất.
Đừng quên chú ý tới khoảng cách giữa cột thu lôi và dây thoát sét nhé.
- Cách chọn dụng cụ để làm hệ thống chống sét
Đối với kim thu sét
Hiện nay, tùy vào phạm vi thu sét mà người ta sẽ lựa chọn kim thu sét khác nhau. Thông thường khim thu sét có độ dài từ 0.5 - 1.5m là lựa chọn tối ưu cho hệ thống sét nhà ở.
Lưu ý, số lượng kim thu sét không cố định, bạn hoàn toàn có thể lắp 3 hay 5 kim tu sét tùy ý nhé.
Dây thoát sét
Dây thoát sét được lựa chọn chủ yếu làm từ dây đồng tròn. Sở dĩ chọn dây dẫn làm từ chất liều này bởi đồng tròn dẫn điện hiệu quả.
Ngoài ra, để tăng khả năng dẫn người ta còn mạ kẽm có tiết diện 50mm2 trở lên cho dây dẫn.
Số lượng dây thoát sét là tùy ý nhưng tối thiểu nên có 2 dây.
Hệ thống tiếp đất.
Nhìn chung, khi lắp đặt hệ thống tiếp đất chống sét bạn cần lưu ý và tính toán sao cho tổng trở nhỏ và ổn định
- Quy trình lắp đặt hệ thống
Lưu ý, Khi lắp đặt hệ thống chống sét bạn nên đặt cộc tiếp địa cách sàn nhà khoảng 2m và đào rãnh chôn cọc tiếp địa có chiều sâu tối thiểu là 0.5m
Để đảm bảo hệ thống chống sét mà mình lắp đặt hiệu quả, bạn nên kiểm tra lại các mối hàn đồng thời với điện trở cửa đất.
Mô hình hệ thống chống sét cơ bản cho nhà dân dụng
Một hệ thống chống sét cơ bản bao gồm các bộ phận sau
Hệ thống tiếp địa: Bao gồm cọc tiếp dịa, dây dẫn liên kết các cọc tiếp địa chôn sâu dưới đất.
Dây dẫn sét: Là dây đồng bọc nhựa hoặc dây đồng trần
Kim thu sét : Là bộ phận thu dẫn trực tiếp
Giải pháp chống sét cho nhà dân dụng
Kim thu sét
Kim thu sét là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống chống sét, là vị trí trực tiếp để dẫn sét đánh vào
Kim thu sét được cấu tạo với nhiều vật liệu khác nhau nhưng chúng luôn có một đặc điểm bất biển đó là khả năng dẫn điện. Thời xưa, kim thu sét chỉ đơn giản là một thanh kim loại vót nhọn đầu để "thu hút" sét đánh vào cột thu lôi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công nghệ chống sét đã phát triển rất mạnh mẽ, kim thu sét hiện nay cũng vẫn có một đầu kim loại nhọn nhưng nó được trang bị thêm 1 hệ thống phát tia tiên đạo để chủ động dẫn sét vào đầu kim thu, giảm thiểu tối đa khả năng sét đánh đến các vị trí khác. Tính tới nay, đã có rất nhiều công ty, tập đoàn trên thế giới đã thành danh với việc sản xuất kim thu sét. CÓ thể kể đến những cái tên như Pulsar, LPI, Liva...
Dây dẫn từ kim thu sét xuống hệ thông tiếp địa
Dây dẫn là bộ phận kết nối giữa kim thu sét và hệ thống tiếp địa của hệ thống thu sét trực tiếp. Nên lựa chọn các sử dụng vật liệu dây dãn sét là cáp thép tráng kẽm hoặc cáp đồng. Các dây dẫn sẽ được bắt cố định trên cạnh mái và trên tường đảm bảo sự chắc chắn của hệ thống chống sét.
Cần cố định dây dẫn bằng các mối hàn hoặc kẹp đối với các điểm liên kết giữa dây dẫn xuống với dây liên kết trên mái và hệ thống tiếp địa.
Số lượng dây dãn của một hệ thống chống sét còn phụ thuộc vào kích thước của công trình. Tuy nhiên nên có 2 dây dẫn xuống được đặt ở 2 vị trí đối xứng nhau, khoảng các giữa các dây dẫn xuống quan tường không được vượt quá 20m.
Lưu ý: Khi lắp đặt dây dẫn của hệ thống chống sét cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ của công trình, bố trí hợp lý và tránh những vị trí có thể gây nguy hiểm cho con người.
Hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét bao gồm các cọc tiếp địa được chôn sâu trong lòng đất, bố trí hợp lý và tránh những vị trí có thể gây nguy hiểm cho con người.
Hệ thống tiếp địa với nhiệm vụ tản xung sét vào lòng đất, đồng thời làm giảm thiểu các tác động do sét gây ra đối với con người đi lại xung quanh công trình như là hiện tượng áp bước, điện áp chạm...
Lắp đặt hệ thống tiếp địa
Tùy vào điều kiện thực tế của từng công trình, hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét trực tiếp sử dụng tối thiểu từ 2 cọc tiếp địa với đường kính Ø14.2 hoặc Ø16, có độ dài tối thiểu 2.4m
Vật liệu làm nên cọc tiếp địa nên làm bằng thép mạ kẽm nhúng nóng và mạ đồng hoặc đồng mạ vàng
Phương án thi công các cọc tiếp địa: Có thể thi công theo phương án khoan giếng thả cọc hoặc bằng phương pháp đóng cọc trực tiếp tại vị trí xung quanh chân móng của công trình.
Hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét sau khi hoàn thành tốt nhất nên có giá trị nhỏ hơn 100Hm để đạt yêu cầu và đảm bảo an toàn
Phương pháp chống sét hiện đại. Tại sao nên sử dụng công nghệ chống sét hiện đại ?
Cột thu lôi cổ điển đã làm giảm đi khá nhiều thiệt hại do sét gây ra. Tuy nhiên, cột thu lôi cổ điển còn rất nhiều hạn chế như chỉ chống được sét đánh trực tiếp chứ không chống được sét đánh lan truyền đường nguồn hay đường tín hiệu.
Khoảng hơn chục năm về trước, khi có mưa dông cùng sâm sét, hầu hết các gia đình hay đều phải ngắt cầu dao điện vì nếu sét đánh vào đường dây sẽ theo dây dẫn vào trong nhà. Phải tháo Angwten vô truyến ra khỏi máy để phòng bị sét đánh cháy hỏng và nguy hiểm cho người xem
Theo thời gian, công nghệ chống sét ngày càng phát triển, hiện nay đã có rất nhiều những sản phẩm, hệ thống chống sét hiện đại, chống các loại sét đánh lan truyền qua đường nguồn, đường tín hiệu. Tại sao chúng ta nên sử dụng công nghệ chống sét hiện đại? Vì hệ thống chống sét hiện đại giúp gia đình cũng như các công ty viễn thông, điện luôn trong trạng thái an toàn, ổn định cả đường truyền điện cũng như các tín hiệu thu phát. Hệ thóng cột thu lôi cổ điển cũng được nâng cấp phát triển thành hệ thống thu lôi hiện đại, có khả năng chủ động dẫn truyền dòng sét chỉ bằng một kim thu sét duy nhất, không gây mất thẩm mỹ và mang tính bị động như cột thu lôi cổ điển. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các sản phẩm nhập khẩu từ các công ty chống sét hàng đầu thế giới như Pulsar, LPI, Liva....