Ms. Diễm: | ![]() |
0383.048.156 |
Mr. Đức: | ![]() |
0986.208.762 |
Sắt thép mạ kẽm là thép được thông qua quá trình mạ kẽm. Thế mạ kẽm là gì ? Mạ kẽm là hình thức mạ một lớp kẽm lên bề mặt kim loại thép nhằm tạo ra một lớp bảo vệ cho bề mặt, giúp chống lại khả năng ăn mòn, gỉ sét dưới tác động của môi trường xung quanh. Làm tăng độ dày cho thép, nâng cao chất lượng & làm tăng thẩm mỹ cho thép. Thế nên thép mạ kẽm là vật liệu nổi bật nhất trong các dòng kim loại & được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
Để có thể mang cho mình một bộ giáp bền, dẻo và độ cứng cao là cả một quá trình gia công điêu luyện. Điều đặc biệt ở dòng kim loại này là sở hữu thêm một lớp kẽm bên ngoài với khả năng chống chịu oxy hoá cực tốt và hạn chế được những trường hợp gỉ sắt, phai màu. Sắt thép mạ kẽm khi hoàn thiện sở hữu hàng loạt đặc tính nổi bật như :
Được mạ một lớp kẽm bên ngoài, thép mạ kẽm được đổi mới và hoàn thiện hơn, có khả năng chống rỉ sét và chịu được ảnh hưởng của môi trường và thời tiết, nâng cao tuổi thọ. Trong trường hợp bình thường, nếu kết quả sản phẩm bình thường và sử dụng trong điều kiện bình thường, tuổi thọ có thể lên đến hơn 50 năm. Nếu sử dụng sản phẩm trong môi trường có chất ăn mòn hoặc gần biển thì tuổi thọ khoảng 20 - 25 năm trở lên.
Sắt thép mạ kẽm có khả năng chịu lực cực tốt. Với cấu tạo chính là thép nên khả năng chống va đập của vật liệu này khá tốt. Dù vận chuyển có gập ghềnh cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ và kết cấu công trình. Vì thế, thép mạ kẽm được sử dụng phổ biến trong xây dựng và công trình.
Sản phẩm có đặc tính nổi bật nhất là quy trình sản xuất nhanh. Sắt thép thành phẩm được tiếp tục xử lý bằng phương pháp nhúng nóng hoặc điện phân. Quy trình này chỉ kéo dài vài phút và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài.
Vì quá trình sản xuất đơn giản và nguyên liệu để sản xuất không quá đắt đỏ nên thép mạ kẽm có giá thành tương đối rẻ hơn các dòng kim loại khác.
Để sản xuất một mạ kẽm thép đạt chuẩn. Ngoài yếu tố mạ thêm lớp kẽm thì hiện nay công nghệ mạ kẽm đã thưc hiện và sáng tạo ra 3 phương pháp khác nhau nhằm giúp quá trình sản xuất thép mạ kẽm được tối ưu và chất lượng hơn. 3 phương pháp được nhắc đến cụ thể như sau :
Mạ kẽm lạnh là phương pháp phủ một lớp kẽm lòng tương tự như sơn ở nhiệt độ thường. Sau đó mạ nguội sẽ dùng khí nén để thổi dung dịch lỏng tạo thành chùm hạt kẽm bắn lên bề mặt kim loại cần mạ. Trong dung dịch mạ có chất phụ gia, nó bám chắc vào bề mặt kim loại và cứng lại trong vòng vài giờ. Công nghệ mạ kẽm lạnh là giải pháp tốt nhất để thi công mạ các vật liệu kim loại trên công trường với những ưu điểm của mình, mạ kẽm sẽ giúp nâng cao khả năng chống mài mòn cả kim loại một cách hiệu quả nhất.
Mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp mạ phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có khả năng bảo vệ thép mạ kẽm khỏi những tác động môi trường bên ngoài một cách hiệu quả. Mạ kẽm nhúng nóng là hình thức kim loại được nhúng vào bề mặt một dung dịch nóng chảy, dung dịch sẽ phủ đều lên bề mặt kim loại cần mạ. Trong quá trình mạ kẽm, kim loại tạo thành hợp kim với lớp nền giúp lớp kẽm không bị bong tróc, giúp bảo vệ bề mặt kim loại nền rất hiệu quả. Khi sản phẩm được hoàn thiện, bề mặt sản phẩm láng mịn, tính thẩm mỹ cao và độ bền, độ cứng cực tốt.
Mạ kẽm điện phân là phương pháp mạ điện phân tạo thành một lớp cặn kim loại mỏng trên bề mặt kim loại cơ bản, có tác dụng chống ăn mòn kim loại, tăng độ dẫn điện, tăng kích thước và tăng độ cứng bề mặt, lai lịch. Trên thực tế, công nghệ mạ kẽm điện phân được sử dụng trong các lĩnh vực như đường ống nước, đường sắt, thiết bị ngoài trời, thiết bị thường xuyên chịu lực. Ngoài ra, mạ điện phân còn thích hợp cho việc mạ sửa chữa các bộ phận có độ chính xác cao. Không ảnh hưởng đến tính năng của kim loại ban đầu, hình dạng và kích thước của các bộ phận ban đầu nhơ vậy mà mạ kẽm có độ bám dính cao, phù hợp cho các chi tiết máy.
Đây là 3 phương pháp được sử dụng phổ biến và đơn giản nhất để mạ kẽm thép. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như môi trường sống, nhu cầu của khách hàng mà bạn sử dụng hình thức mạ kẽm phù hợp nhất.
Trong 3 phương pháp trên thì phương pháp mạ kẽm nhúng nóng được sử dụng nhiều nhất. Quá trình mạ kẽm nhúng nóng cụ thể như sau:
Sắt thép sau khi được chế tạo có thể dính các tạp chất, bụi bẩn trong quá trình lưu kho, vận chuyển vì vậy cần tẩy nhờn trên bề mặt vật liệu để loại bỏ các chất nhờn, dầu mỡ, tạp chất bám trên bề mặt thép. Giúp thép khi mạ phủ hoàn toàn và dễ bám chặt trên bề mặt kim loại.
Sau đó hãy ngâm trong dung dịch tẩy dầu như Keboclean ngâm trong vòng 10 - 15 phút hay NaOH ngâm trong vòng 30 phút và rửa sạch lại để nhằm mục đích rửa sạch kiềm và váng mỡ bám trên bề mặt thép.
Sau bước làm sạch tạp chất trên bề mặt thép thì bước thứ hai là nhúng trợ dung ở nhiệt độ thường để loại bỏ các ion sắt và mảng bám axit hình thành trên bề mặt. Giúp bề mặt thép được sạch sẽ tuyệt đối và sấy khô để chuẩn bị cho quá trình mạ
Sau bước làm sạch cẩn thận, kim loại được mạ kẽm nhúng nóng bằng cách nhúng vào bể mạ. Đây là khâu quan trọng nhất để tạo lớp mạ xi kẽm trên bề mặt được tối ưu nhất. Cần lưu ý rằng trong quá trình mạ kẽm nhúng nóng, kim loại được ngâm hoàn toàn trong bể mạ trong một khoảng thời gian, và thời gian nhúng cũng cần được điều cỉnh. Vì nếu thời gian ngâm quá lâu, lớp mạ kẽm sẽ dày quá, độ bám dính giảm, sản phẩm không đẹp mắt. Nhiệt độ chuẩn của quá trình 454 - 465 độ C.
Sau khi giai đoạn này thực hiện xong thì thực hiện gạt xỉ trên bề mặt nóng chảy kết hợp rung để loại bỏ kẽm thừa. Sau đó nhúng sản phẩm vào dung dịch cromat để tạo lớp bảo vệ cho bề mặt.
Bề tràn là công đoạn làm nguội sản phẩm sau khi lấy ra khỏi bề mặt. Bước này sẽ giúp sản phẩm được bóng và đẹp nhất. Sau đó bạn cần kiểm tra độ dày của lớp mạ kẽm. Kiểm tra sự phù hợp với đạt tiêu chuẩn không và kiểm tra thành phần hoá học, tình trạng bề mặt của thép
Thép hình chữ V mạ kẽm là một trong những loại thép có cấu trúc đặc biệt, được tạo ra bằng cách đúc cán nóng trực tiếp hoặc gia công chấn một tấm thép theo góc 90 độ
Thương hiệu : Nhà Bè, An Khánh, Tổ Hợp, Thái Nguyên, Đại Việt, Á Châu, Miền Nam, Hoà Phát, Việt Nhật...
Tiêu chuẩn : TCVN, ASTM, JIS G3010
Chiều dài : 6m hoặc 12m
Độ dày : 2.0 - 30.0 (mm)
Chiều cao 2 cạnh : 25 30 40 50 60 63 65 70 75 80 90 100 120 150 180 200 250 300...hoặc theo yêu cầu
Thép V25 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 116.000 - 147.000 (đ/cây 6m)
Thép V3 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 147.000 - 185.000 (đ/cây 6m)
Thép V4 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 281.000 - 253.000 (đ/cây 6m)
Thép V5 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 445.000 - 702.000 (đ/cây 6m)
Thép V6 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 561.000 - 702.000 (đ/cây 6m)
Thép V63 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 594.000 - 702.000 (đ/cây 6m)
Thép V65 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 740.000 - 930.000 (đ/cây 6m)
Thép V70 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 790.985 - 991.000 (đ/cây 6m)
Thép V75 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 846.000 - 1.004.000 (đ/cây 6m)
Thép V100 mạ kẽm Nhà Bè có giá thành từ 1.931.000 - 2.428.000 (đ/cây 6m)
Thép V25 mạ kẽm An Khánh có giá thành từ 114.000 - 146.000 (đ/cây 6m)
Thép V3 mạ kẽm An Khánh có giá thành từ 145.000 - 184.000 (đ/cây 6m)
Thép V4 mạ kẽm An Khánh có giá thành từ 281.000 - 452.000 (đ/cây 6m)
Thép V5 mạ kẽm An Khánh có giá thành từ 443.000 - 510.000 (đ/cây 6m)
Thép V6 mạ kẽm An Khánh có giá thành từ 557.000 - 701.000 (đ/cây 6m)
Thép V63 mạ kẽm An Khánh có giá thành từ 592.000 - 702.000 (đ/cây 6m)
Thép V65 mạ kẽm An Khánh có giá thành từ 738.000 - 929.000 (đ/cây 6m)
Thép V70 mạ kẽm An Khánh có gia thành từ 787.000 - 989.000 (đ/cây 6m)
Thép V75 mạ kẽm An Khánh có giá thành từ 844.000 - 1.002.000 (đ/cây 6m)
Thép V100 mạ kẽm An Khánh có giá thành từ 1.920.000 - 2.426.000 (đ/cây 6m)
Thép V25 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 113.000 - 144.000 (đ/cây 6m)
Thép V3 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 144.000 - 182.000 (đ/cây 6m)
Thép V4 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 278.000 - 250.000 (đ/cây 6m)
Thép V5 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 442.000 - 508.000 (đ/cây 6m)
Thép V6 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 556.000 - 699.000 (đ/cây 6m)
Thép V63 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 591.000 - 700.000 (đ/cây 6m)
Thép V65 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 737.000 - 927.000 (đ/cây 6m)
Thép V70 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 786.000 - 987.000 (đ/cây 6m)
Thép V75 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 843.000 - 1.000.000 (đ/cây 6m)
Thép V100 mạ kẽm Miền Nam có giá thành từ 1.928.000 - 2.424.000 (đ/cây 6m)
Thép V25 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 111.000 - 142.000 (đ/cây 6m)
Thép V3 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 142.000 - 180.000 (đ/cây 6m)
Thép V4 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 276.000 - 348.000 (đ/cây 6m)
Thép V5 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 440.000 - 506.000 (đ/cây 6m)
Thép V6 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 554.000 - 697.000 (đ/cây 6m)
Thép V63 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 589.000 - 698.000 (đ/cây 6m)
Thép V65 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 735.000 - 925.000 (đ/cây 6m)
Thép V70 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 784.000 - 985.000 (đ/cây 6m)
Thép V75 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 841.000 - 998.000 (đ/cây 6m)
Thép V100 mạ kẽm Đại Việt có giá thành từ 1.926.000 - 2.422.000 (đ/cây 6m)
Thép V25 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 109.000 - 140.000 (đ/cây 6m)
Thép V3 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 140.000 - 178.000 (đ/cây 6m)
Thép V4 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 274.000 - 346.000 (đ/cây 6m)
Thép V5 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 438.000 - 504.000 (đ/cây 6m)
Thép V6 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 550.000 - 695.000 (đ/cây 6m)
Thép V63 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 587.000 - 696.000 (đ/cây 6m)
Thép V65 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 733.000 - 923.000 (đ/cây 6m)
Thép V70 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 782.000 - 983.000 (đ/cây 6m)
Thép V75 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 839.000 - 996.000 (đ/cây 6m)
Thép V100 mạ kẽm Á Châu có giá thành từ 1.924.000 - 2.420.000 (đ/cây 6m)
Sắt thép U mạ kẽm là thép hình được mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng. Đây là loại thép hình có độ cứng cao, đặc và chắc, độ bền rất cao. Vì thế thép U mạ kẽm có khả năng chịu được cường độ lực cao, áp lực và độ rung lớn.
Để đáp ứng và phù hợp với từng dự án, thép U mạ kẽm được sản xuất với nhiều quy cách kích thước và khối lượng đặc tính kỹ thuật cũng khác nhau.
Nhúng kẽm là kỹ thuật mạ thêm một lớp kim loại kẽm đặc biệt ở bên ngoài vật liệu nhằm bảo vệ bề mặt lõi sắt thép bên trong tránh những tác động từ môi trường tự nhiên ( Sự oxy hoá của nước, không khí ảnh nắng mặt trời). Hoặc khi tiếp xúc với những loại hoá chất mạnh như axit, muối, bazo....Thì phần lõi bên trong của sắt thép mạ kẽm vẫn được bảo vệ.
Độ bền của những sản phẩm mạ kẽm nói chung, sắt U nói riêng là tương đối cao, có thể lên đến vài chục năm tuỳ theo điều kiện môi trường. Sau thời gian dài sử dụng, thép U mạ kẽm gần như không bị hiện tượng hen gỉ sét hay rạn nứt kết cấu.
Thép U mạ kẽm nhúng nóng là loại thép có tiết diện mặt cắt là hình chữ U được nhúng ( ngâm ) trong bể kẽm đang đúng nóng chảy ở nhiệt độ 465 độ C trong thời gian khoảng 10 phút, lúc này kẽm bám vào bề mặt một lượng vừa đủ tạo ra lớp kẽm ở bề mặt thép.
ƯU ĐIỂM :
Thép hình U mạ kẽm có khả năng chịu đựng được những áp lực trong những điều kiện thời tiết đặc thù và được sử dụng rất nhiều trong hiện nay
+ Lớp kẽm mạ giúp chống lại tác động của môi trường, sự oxy hoá, gỉ sét
+ Độ bền sản phẩm thép U mạ kẽm lên đến 10 năm
+ Đơn giá thép U mạ kẽm rẻ ( Riêng thép U mạ kẽm nhúng nóng thì cao hơn )
Sản phẩm thép chữ U có rất nhiều kích thước khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng trong thi công và lắp rắp. Một vài thông số cơ bản của thép như sau
Thép hình I mạ kẽm là sản phẩm thuộc nhóm thép hình, thép có kết cấu tiết diện diện tích mặt cắt giống hình chữ I viết hoá với phần lưng thẳng được gọi là thân và 2 phần kéo dài gọi là cánh hay là 2 mặt bích song song, chúng thường có kích thước bằng nhau, phần thân giữa thường ỏng hơn phần mặt bích.
Thép I là một trong top những sản phẩm thép xây dựng được sử dụng phổ biến hiện nay. Sắt chữ I mạ kẽm đã nhanh chóng khẳng định được vai trò và sự vượt trội của mình trong xây dựng. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt nổi bật của thép chữ I mạ kẽm so với những quy cách kích thước. Đặc biệt cập nhật bảng báo giá sắt thép I mạ kẽm tại khu vực Miền Nam Việt Nam.
Thép I mạ kẽm được sản xuất qua hệ thống dây chuyền mạ kẽm hiện đại. Đảm bảo đạt chuẩn về mọi yêu cầu kỹ thuật và thông số của ngành xây dựng yêu cầu. Có khả năng đáp ứng tốt nhất cho mọi ứng dụng thực tế đời sống ngày nay.
Thép H nhúng nóng là sản phẩm được sản xuất từ thép H đen sau đó cho vào bể nhúng kẽm nóng tạo phụ lên bề mặt thép H một lớp kẽm có độ dày 100 micromet. Giúp bảo vệ sản phẩm thép hình H chống lại các tác nhân gây hại đến môi trường.
Thép H nhúng nóng có bề mặt sáng bóng và đẹp hơn. Thép hình H đen. Khả năng chống oxy hoá cũng cao hơn rất nhiều, những yếu tố tự nhiên như : nước, không khí, ánh nắng mặt trời, sự thay đổi nhiệt độ....không thể làm cho thay đổi kết cấu của loại thép này. Thép H bền vững trong cả những điều kiện khắc nghiệt nhất, khiến cho nó trở thành vật liệu chính trong các công trình xây dựng nhà xưởng, nhà tiền chế kết cấu thép, cầu đường hiện nay.
Thép H nhúng nóng có đặc tính cứng chắc chắn và cân bằng độ bền bỉ chịu lực tốt, không bị cong vênh, biến dạng khi chịu lực hay áp xuất có tải trọng lớn và được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế nên được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và xây dựng hiện nay (kết cấu khung thép nhà tiền chế, cầu đường...)
Các loại thép hình H được sử dụng phổ biến: Thép H100, H125, H150, H200, H250, H300, H350, H400...
Thép H nhúng nóng có các mác thép phổ biến hiện nay
Thép tấm mạ kẽm được phân loại thành 3 loại chính là thép tấm mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng & mạ kẽm lạnh
Sắt thép la mạ kẽm được rất nhiều quý vị khách hàng quan tâm hiện nay. Thép la mạ kẽm điện phân sau khi được làm sạch sẽ được phun một lớp mạ trực tiếp bề mặt. Với lớp mạ kẽm có độ bám dính cao khả năng chống ăn mòn tốt, rỉ sét và oxi hoá vượt trội hơn hẳn so với thép la đen truyền thống. Ngoài khả năng giúp sản phẩm có tuổi thọ công trình cao thép la mạ kẽm điện phân còn rất đẹp với bề mặt ngoài sáng bóng tạo độ thẩm mỹ cao cho dự án công trình có các điều kiện môi trường thời tiết khác nhau.
Thép la mạ kẽm nhúng nóng được gia công qua nhiều công đoạn. Thép la được gia công sử lý sạch sau đó được nhúng vào bể kẽm nóng. Lớp mạ kẽm nhúng nóng được bao phủ toàn bề mặt sắt thép giúp thép có khả năng chống ăn mòn cao, hạn chế được sự hình thành của lớp rỉ sét trên bề mặt vật liệu, Khi quá trình mạ kẽm nhúng nóng tiếp xúc với môi trường có oxit kẽm có phản ứng hoá học với oxi nước cùng cacbon và tạo thành lớp kẽm bền vững trên bề mặt thép. Với những ưu điểm như vậy nên thép la nhúng kẽm nóng đực ứng dụng rất phổ biến và đạt những thành tựu rất đáng kể trong dự án công trình xây
Thép tròn trơn mạ kẽm điện phân là phương pháp tạo lớp phủ kẽm trên bề mặt sắt thép tròn trơn bằng cách phun xịt kẽm một lớp mỏng khoảng từ 10 đến 30 micromet
Ưu điểm
- Chi phí giá thành thấp
- Bề mặt sáng sản phẩm đẹp sáng bóng mịn màng thẩm mỹ
- Không bị ảnh hưởng đến sắt thép tròn trơn trong suốt quá trình thi công
Nhược điểm :
- Tuổi thọ công trình khoảng 2 đến 3 năm đối với làm việc ngoài trời
- Chỉ mạ kẽm được bên ngoài đối với các kích thước rỗng như ống và hộp
Thép tròn trơn mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp tạo lớp phủ kẽm bằng cách cho thép tròn trơn vào bể kẽm nóng chảy với nhiệt độ 464 độ C tạo độ dày khoảng 75 đến 100 micromet/
Ưu điểm :
- Tuổi thọ công trình khoảng 5 đến 10 năm
- Áp dụng cho tất cả các cấu kiện cấu trúc dự án công trình
Nhược điểm :
- Bề mặt sắt thép không được sáng bóng đẹp như mạ kẽm điện phân
- Chi phí giá thành cao
- Có thể bị cong vênh đối với sắt thép tròn trơn có độ dài nhỏ hơn 1mm
Vậy chúng ta nên sử dụng thép tròn trơn mạ kẽm hay nhúng kẽm ???
- Trả lời : Đối với sản phẩm thép tròn trơn nhúng kẽm vì tiết kiệm được thời gian và có chất lượng rất tốt so với mạ kẽm
Ưu, nhược điểm của thép mạ kẽm
Ưu điểm
- Độ bền cao : Được trang bị thêm một lớp mạ kẽm đặc biệt nên thép mạ kẽm có khả năng chống ăn mòn cực tốt, giúp sản phẩm luôn được giữ màu và tránh bị gỉ sắt dưới tác động môi trường. Đồng thời còn giúp sản phẩm có tuổi thọ lâu dài và đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng.
- Tiết kiệm chi phí: Có thể nói chi phí của thép mạ kẽm thấp hơn tất cả các dòng kim loại khác, vừa rẻ, vừa hiệu quả cao nên đó là lý do thép mạ kẽm được sử dụng phổ biến. Ngay cả việc chi phí bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm sẽ không gây khó khăn đối với người sử dụng vì thép mạ kẽm có độ bền cao và tuổi thọ lâu dài.
- Tính thẩm mỹ cao: Vì được sản xuất trên quy trình đặc biệt, nên các sản phẩm thép độ láng bóng và tính thẩm mỹ cao hơn các dòng kim loại khác.
- Dễ dàng sử dụng và kiểm tra: Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho công đoạn lắp đặt thép mạ kẽm và độ bóng nhẵn, độ dày của lớp phủ. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra.
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn ống thép đen, thô...
- Chỉ có một màu của kẽm
Nhờ những ưu điểm tuyệt vời, sắt thép mạ kẽm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
- Ứng dụng trong ngành xây dựng công trình như làm hàng rào, giàn giáo.
- Ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất như sản xuất xe ô tô, làm khung sườn xe tải, làm phụ tùng ô tô
- Ứng dụng trong ngành thiết kê như làm cột đèn chiếu sáng, trang trí nội thất...
- Ứng dụng trong ngành thiết kế như làm cột đền chiếu sáng, trang trí nội thất...
- Ứng dụng trong việc sản xuất thiết bị gia dụng như máy giặt, máy lạnh, xô nước tưới cây, hòm đựng đồ, ống thông gió...
- Ứng dụng làm sàn Deck thay thế cốp pha sàn.
Có nhiều người thường nhầm lẵn giữa thép mạ kẽm và thép không gỉ. Tuy nhiên 2 dòng kim loại này có sự khác nhau cơ bản. Thép không gỉ cũng tương tự như thép mạ kẽm, là sản phẩm có khả năng chịu lực tốt, có khả năng chống ăn mòn và gỉ sét. Nhưng về tính thẩm mỹ, thép không gỉ có bề mặt trắng sáng, mịn hơn thép mạ kẽm. Thép mạ kẽm chỉ có màu xám mờ. Đồng thời, thép không gỉ có giá thành cao hơn thép mạ kẽm
Cập nhật bảng giá sắt thép hôm nay