Hotline098888.7752

EmailHieusteel7979@gmail.com

Hotline098888.7752
Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn báo giá khách hàng
Mr Hiếu: Zalo 09 8888 7752
Dây Tiếp Địa Bằng Thép Mạ Kẽm Nhúng Nóng Dây Tiếp Địa Bằng Thép Mạ Kẽm Nhúng Nóng

Dây Tiếp Địa Bằng Thép Mạ Kẽm Nhúng Nóng

Mã sản phẩm: DTDBTMKNN
Lượt xem: 620
Hotline   098888.7752
Email   Hieusteel7979@gmail.com

 

 

Tên sản phẩm : Dây Tiếp Địa Mạ Kẽm Nhúng Nóng

Trọng lượng : Phù thuộc theo từng quy cách

Mác thép : SS400 A36 Q345 A572 CT3

Xuất xứ : Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

Tiêu chuẩn mạ kẽm nhúng nóng :  ASTM A123 / A153

Độ dày trung bình lớp mạ : 80 um

Gia công cắt ngắn dài theo yêu cầu

Bảo hành : 1 năm

Đơn giá : Liên hệ : 0968.38.40.42 - 09.8888.7752

Mô tả sản phẩm

TỔNG QUAN VỀ CỌC TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT

Với điều kiện thời tiết thất thường cảu Việt Nam, mưa bão diễn ra thường xuyên kèm theo sấm, sét rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các thiết bị, máy móc mà còn đe dọa đến tính mạng của con người.

Do đó, việc lắp đặt, sử dụng hệ thống chống sét là điều rất cần thiết. hệ thống chống sét bao gồm rất nhiều bộ pận khác nhau, trong đó không thể bỏ qua cọc tiếp địa. Vậy cọc tiếp địa là gì và nó có vai trò như thế nào trong bộ hệ thống chống sét?

Trong bài viết này, STEELVINA xin chia sẻ đến bạn một vài thông tin hữu ích về thiết bị này.

Cọc tiếp địa là một thanh kim loại vót nhọn 1 đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại có đé bằng và ren để dễ dàng nối các dây cọc với nhau

Đây được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét. Người ta ví cọc tiếp địa giống như nền móng của ngôi nhà, chúng giúp hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả.

PHÂN LOẠI CỌC TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT MẠ KẼM NHÚNG NÓNG

Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, cọc tiếp địa được chia thành 3 loại khác nhau là;

+ Cọc tiếp địa bằng đồng

+ Cọc tiếp địa mạ đồng

+ Cọc tiếp địa mạ kẽm

Mỗi loại cọc tiếp địa lại có những ưu điểm khác nhau. Tùy vào tình hình tài chính mà chọn loại cọc cho thích hợp.

Cọc tiếp địa của hệ thống chống sét dùng để phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện. Do đó, nó thường được chôn sâu và liên kết với nhau bởi cáp đồng M70 bằng mối hàn nhiệt.

Cọc tiếp địa sẽ được đóng theo 2 cách là: Đóng cọc trực tiếp và khoan giếng thả cọc. Tùy theo yêu cầu cũng như thiết kế công trình mà sử dụng số lượng cọ và đóng cọ sao co thích hợp nhất. Nhờ đó vừa mang lại hiệu quả đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, nhân công

Lưu ý, các cọc tiếp địa đều được vạt nhọn giúp bạn dễ dàng đóng chúng xuống đất. Phải đóng cọc cách móng ít nhất 1m. Thiết bị này sẽ nối với dây truyền sét từ các kim thu sét xuống. Trong quá trình thi công nếu thấy nền đất quá khô cằn, pha nhiều cát sỏi thì nên kết hợp thêm hóa chất để giảm điện trở.

Ngoài ra, khi kết thúc thi công hệ thống chống sét cần :

- Điện trở luôn phải đạt <100hm để hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả

- Có tiêu tán được năng lượng sét vào đất

Những lưu ý trước khi lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà ở

1. Một hệ thống chống sét bao gồm những gì ?

Mỗi công nghệ chống sét lại có sự khác nhau cơ bản về kết cấu, tuy nhiên nhìn chung hệ thống chống sét nào cũng có; Kim thu sét, dây dẫn thoát sét và hệ thống tiếp địa

Việc lắp đặt hệ thống chống sét vô cùng quan trọng, nó giúp bảo vệ an toàn cho các thành viên cùng các thiết bị trong gia đình bạn

Hiện nay, hệ thống chống sét được lắp đặt ở nhiều nơi, nhất là khi mùa mưa bão đang bước vào thời gian cao điểm như hiện nay.

2. Một số chú ý cần ghi nhớ khi lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà ở

- Cần nắm rõ kết cấu công trình

Tùy thuộc vào kết cấu công trình là nhà cấp 4 hay cao tầng, nhà mái tôn hay mái ngói mà lựa chọn công nghệ chống sét cho phù hợp nhất.

Ngoài ra, từ kết cấu công trình, bạn sẽ tìm ra được vị trí lắp đặt hệ thống chống sét sao cho phù hợp nhất và đem lại kết quả tối ưu nhất.

Đừng quên chú ý tới khoảng cách giữa cột thu lôi và dây thoát sét nhé

- Cách chọn dụng cụ để làm hệ thống chống sét

Đối với kim thu sét

Hiện nay, tùy vào phạm vi thu sét mà người ta sẽ lựa chọn kim thu sét khác nhau. Thông thường khim thu sét có độ dài từ 0.5 - 1.5m là lựa chọn tối ưu cho hệ thống chống sét nhà ở.

Lưu ý, số lượng kim thu sét không cố định, bạn hoàn toàn có thể lắp 3 hay 5 kim thu sét tùy ý nhé.

Dây thoát sét.

Dây thoát sét được lựa chọn chủ yếu làm từ dây đồng tròn. Sở dĩ chọn dây dẫn làm từ chất liệu này bởi đồng tròn dẫn điện hiệu quả.

Ngoài ra, để tăng khả năng dẫn người ta còn mạ kẽm có tiết diện 50mm2 trở lên cho dây dẫn.

Số lượng dây thoát sét là tùy ý nhưng tối thiểu nên có 2 dây

Hệ thống tiếp đất

Nhìn chung, khi lắp đặt hệ thống tiếp đất chống sét bạn cần lưu ý và tính toán sao cho tổng trở nhỏ và ổn định

- Quy trình lắp đặt hệ thống

Lưu ý, khi lắp đặt hệ thống chống sét bnaj nên đặt cọc tiếp địa cách nhà sàn khoảng 2m và đào rãnh chôn cọc tiếp địa có chiều sâu tối thiểu là 0.5m.

Để đảm bảo hệ thống chống sét mà mình lắp đặt hiệu quả, bạn nên kiểm tra lại các mối hàn đồng thời với điện trở của đất.

Mô hình hệ thống chống sét cơ bản cho nhà dân dụng

Một hệ thống chống sét cơ bản bao gồm các bộ phận sau

Hệ thống tiếp địa; Bao gồm cọc tiếp địa, dây dẫn lien kết các cọc tiếp địa chôn sâu dưới đất

Dây dẫn sét: Là dây đồng bọc nhựa hoặc dây đồng trần

Kim thu sét: Là bộ phận thu dẫn sét trực tiếp

Giải pháp chống sét cho nhà dân dụng

Kim thu sét

Kim thu sét là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống chống sét, là vị trí trực tiếp để dẫn sét đánh vào

Kim thu sét được cấu tạo với nhiều vật liệu khác nhau nhưng chúng luôn có một đặc điểm bất biến đó là khả năng dẫn điện. Thời xưa, kim thu sét chỉ đơn giản là một thanh kim loại vót nhọn đầu để "thu hút" sét đánh vào cột thu lôi, Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công nghệ chống sét đã phát triển rất mạnh mẽ, kim thu sét hiện nay cũng vẫn có một đầu kim loại nhọn nhưng nó được trang bị thêm 1 hệ thống phát tia tiên đạo để chủ động dẫn sét vào đầu kim thu, giảm thiểu tối đa khả năng sét đánh đến các vị trí khác. Tính tới nay, đã có rất nhiều công ty, tập đoàn trên thế giới đã thành danh với việc sản xuất kim thu sét. Có thể kể đến những cái tên như Pulsar, LPI, Liva...

Dây dẫn từ kim thu sét xuống hệ thống tiếp địa

Dây dẫn là bộ phận kết nối giữa kim thu sét và hệ thống tiếp địa của hệ thống thu sét trực tiếp. Nên lựa chọn các sử dụng vật liệu dây dẫn sét là cáp thép tráng kẽm hoặc cáp đồng. Các dây dẫn sẽ được bắt cổ định trên cạnh mái và trên đường đảm bảo sự chắc chắn của hệ thống chống sét.

Cần cố định dây dẫn bằng các mối hàn hoặc kẹp đối với cá điểm liên kết giữa dây dẫn xuống với dây liên kết trên mái và hệ thống tiếp địa.

Số lượng dây dẫn của một hệ thống chống sét còn phụ thuộc vào kích thước của công trình. Tuy nhiên nên có 2 dây dẫn xuống được đặt ở 2 vị trí đối xứng nhau, khoảng cách giữa các dây dẫn xuống quang tường không được vượt quá 20m

Lưu ý: Khi lắp đặt dây dẫn của hệ thống chống sét cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ của công trình, bố trí hợp lý và tránh những vị trí có thể gây nguy hiểm cho con người.

Hệ thống tiếp địa

Hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét baom gồm các cọc tiếp địa được chôn sâu trong lòng đất, hệ thống dây liên kết cọc tiếp địa được thiết kế bao xung quanh chân mỏng của công trình. Hệ thống tiếp địa với nhiệm vụ tản xung sét vào trong đất, đồng thời làm giàm thiểu các tác động do sét gây ra đối với con người lại đi xung quanh công trình như là hiện tượng áp bức, điện áp chạm....

Lắp đặt hệ thống tiếp địa

Tùy vào điều kiện thực tế của từng công trình, hệ thống tiếp đụa của hệ thống chống sét trực tiếp sử dụng tối thiểu từ 2 cọc tiếp địa với đường kính Ø14.2 hoặc Ø16, có độ dài tối thiểu 2.4m

Vật liệu làm nên cọc tiếp địa nên làm bằng thép mạ kẽm nhúng nóng và mạ đồng hoặc đồng mạ vàng

Phương án thi công các cọc tiếp địa; có thể thi công theo phương án khoang giếng thả cọc bằng phương pháp đóng cọc trực tiếp tại vị trí xung quanh chân mỏng của công trình.,

Hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét sau khi hoàn thành tốt nhất nên có giá trị nhỏ hơn 100Hm để đạt yêu cầu và đảm bảo an toàn

Phương pháp chống sét hiện đại, Tại sao nên sử dụng công nghệ chống sét hiện đại ?

Cột thu lôi cổ điển đã làm giảm đi khá nhiều thiệt hại do sét gây ra. Tuy nhiên, cột thu lôi cổ điển còn rất nhiều hạn chế như chỉ chống được sét đánh trực tiếp chứ không chống được sét đánh lan truyền đường nguồn hay tín hiệu.

Khoảng hơn chục năm về trước, khi có mưa đông cùng sấm sét, hầu như các gia đình hay đều phải ngắt cầu dao điện vì nết sét đánh vào đường dây sẽ theo dây dẫn vào trong nhà. Phải tháo Ăng ten vô tuyến ra khỏi máy để phòng bị sét đánh cháy hỏng và nguy hiểm cho người xem.

Theo thời gian, công nghệ chống sét ngày càng phát triển, hiện nay đã có rất nhiều những sản phẩm, hệ thống chống sét hiện đại, chống các loại sét đánh lan truyền qua đường nguồn, đường tín hiệu. Tại sao chúng ta nên sử dụng công nghệ chống sét hiện đại? Vì hệ thống chống sét hiện đại giúp gia đình cũng như các công ty viễn  thông, điện luôn trong trạng thái an toàn, ổn định cả đường truyền điện cũng như các tín hiệu thu phát. Hệ thống cột thu lôi cổ điển cũng được nâng cấp phát triển thành hệ thống thu lôi hiện đại, có khả năng chủ đọng dẫn truyền dòng sét chỉ bằng một kim thu sét duy nhất, không gây mất thẩm mỹ và mang tính bị động như cột thu lôi cổ điển. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các sản phẩm nhập khẩu từ các công ty chống sét hàng đầu thế giới như Pulsar, LPI, Liva...

Sản phẩm cùng loại

Bình luận:

Video

Cập nhật bảng giá sắt thép hôm nay

Giấy chứng nhận đăng ký doanh số : 6000.746.170 của sở kế hoặc và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh 

Hotline098888.7752

Hỗ trợ trực tuyến 24/7