Giải Đáp : Sắt Thép Mạ Kẽm Nhúng Nóng có bị rỉ sét không ? Đây là một trong những câu hỏi rất hay và cực kỳ quan trọng đối với phương pháp xi mạ kẽm. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng phân tích, tìm hiểu chi tiết sâu hơn về độ bền và tuổi thọ của sản phẩm sau khi nhúng nóng nhé !
.png)
Những chuyên gia khẳng định thép mạ kẽm nhúng nóng không bị rỉ sét
Là khẳng định chắc chắn của các chuyên gia hiện nay để chứng minh thực tiễn của lớp mạ kẽm nhúng nóng cũng như chất lượng công trình từ sản phẩm đạt được. Nguyên lý cơ bản của quá trình mạ kẽm mà khách hàng có thể nắm bắt là: Đơn vị gia công thực hiện các phản ứng hóa học, kết quả của quá trình đó tạo ra hydro cacbonat kẽm và muối kẽm. Chúng sẽ phủ dầy lên toàn bộ bề mặt thép một lớp mạ kẽm. Khi lớp mạ này bị hỏng thì các phân từ kẽm ở bên trong sẽ tiếp tục phản ứng, tham gia vào quá trình chống ăn mòn điện hóa mới. Quy trình này lặp lại liên tục nên có khả năng đảm bảo cho lớp thép bên trong luôn luôn được bảo vệ và không hề bị rỉ sét hay ăn mòn dưới tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài. Ứng dụng phản ứng khoa học vào trong chế tạo thép mạ kẽm nên các chủ đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng của sản phẩm. Chắc hẳn rằng tới đây bạn cũng có thể tự giải đáp được câu hỏi thép mạ kẽm có bị rỉ sét không.
Với các vật liệu bằng kim loại có tính gỉ sét chắc hẳn ai cũng đã biết, nhưng nếu sắt mạ kẽm có gỉ không lại khiến nhiều người chưa thể khẳng định. Đầu tiên, để chống lại sự ăn mòn của nhiều yếu tố khác nhau sắt sẽ được phủ lên bề mặt một lớp kẽm hoàn hảo, ngăn cản khả năng gặp gỡ bào mào của các tác nhân thời tiết. Không những vậy lớp phủ con tạo độ bóng mịn, tăng độ thẩm mỹ cho vật chủ. Tuy nhiên chức năng của lớp mạ phủ không thể nào hoàn toàn giúp sắt không bị sét gỉ, mục đích chính là tăng khả năng kéo dài thời gian tuổi thọ cho phần sắt bên trong.
Độ gỉ sét phụ thuộc gần như hoàn toàn vào yếu tố thời tiết và môi trường, nếu sử dụng sắt mạ kẽm ở những nơi có khí hậu thuận lợi thoát mát, thời gian tuổi thọ công trình sẽ rất cao lên đến gần 50 năm. Ngược lại, nếu công trình xây dựng ở nơi thường xuyên mưa ẩm, ngập lụt, gần với nước biển hay trong các khi xí nghiệp sử dụng nhiều hóa chất thì tuổi thọ suy giảm đáng kể, thường chỉ có thể dùng từ 10 năm và phải thay mới hay bảo dưỡng rất nhiều để đảm bảo độ vững chắc cho công trình. Vậy bạn đã nắm được sắt mạ kẽm có gỉ không? Chúng ta hãy tìm hiểu phương pháp mạ kẽm nhé !

Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng chứng minh ngược lại câu hỏi thép mạ kẽm có bị rỉ sét hay không ?
Để khẳng định thêm về hiệu quả thực sự của phương pháp mạ kẽm trong việc đảm bảo hình thức, duy trì độ bóng đẹp của sản phẩm, SteelVina gửi tới khách hàng hai phương pháp mạ kẽm đang được áp dụng hàng đầu hiện nay là :
- Mạ kẽm điện phân: Phun lên bề mặt thép một lớp mỏng như sơn. Khi bề mặt thép đã hoàn toàn khô là lúc sản phẩm đã đạt được hiệu quả như mong muốn với khả năng bảo vệ lớp thép bên trong khỏi những tác động của môi trường bên ngoài.
- Mạ kẽm nhúng nóng: Nhúng toàn bộ thép vào dung dịch điện phân để phản ứng hóa học xảy ra. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội là kém có thể phủ đều lên cả bề mặt trong và ngoài của sản phẩm.
- Phun kẽm: Khi tiếp xúc với nước, kẽm sẽ tạo thành dung dịch điện phân, tạo nên phản ứng hóa học. Một lớp kẽm sẽ được hình thành để bảo vệ cho lớp sắt thép bên trong
(1).png)
Thời gia bao lâu thép mạ kẽm nhúng nóng xuất hiện rỉ sét
Tốc độ sắt thép mạ kẽm bị ăn mòn phụ thuộc rất lớn vào khu vực làm việc. Tuổi thọ của thép mạ kẽm do các nhà sản xuất công bố thường là tuổi thọ của sản phẩm khi được làm việc trong điều kiện môi trường đúng tiêu chuẩn. Tuy hiên thực tế, điều kiện môi trường ở mỗi khu vực lại khác nhau. Nên dù cùng một loại thép mạ kẽm nhưng sử dụng ở các nơi khác nhau thời gian xuất hiện rỉ sét cũng sẽ khác nhau. Nếu làm việc trong điều kiện bình thường và thuận lợi thì tuổi thọ của thép mạ kẽm có thể lên tới 70 năm. Ngược lại nếu xây dựng và thi công tại các khu vực dễ bị oxi hóa như gần sông hồ, gần biển thì thời gian có thể bị giảm xuống còn 30 đến 55 năm.
Cách bảo quản sắt thép mạ kẽm nhúng nóng không bị rỉ sét
Để hạn chế tỉ lệ ăn mòn của thép mạ kẽm đó chính là tạo ra lớp màng bảo vệ vững chắc cho nguyên liệu. Giải pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là sơn chống rỉ. Loại này bạn có thể dễ dàng tìm thấy và mua được trên thị trường. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện cũng không quá phức tạp nên bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, quá trình sơn cần lưu ý làm sạch bề mặt thép bằng dung môi trước để tăng độ bám của sơn lên sản phẩm. Từ đó, tăng tuổi thọ của thép mạ kẽm cũng như công trình.

Thế nào là sắt thép mạ kẽm?
Sắt Thép mạ kẽm là vật liệu được phủ lớp mạ kẽm bên ngoài để ngăn chặn sự rỉ sét, oxi hóa và bào mòn do tác động của khí hậu và môi trường. Sản phẩm có hai loại chính: thép cuộn mạ kẽm và bằng xẻ mạ kẽm. Nhờ khả năng chịu lực và độ bền cao, thép mạ kẽm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và công nghiệp sản xuất ống thông gió, sàn Deck, xà gồ, thép ống, thép hộp...

Quá trình mạ kẽm nhúng nóng sắt thép được thực hiện như thế nào ?
Sắt thép có thể được mạ kẽm bằng các phương pháp khác nhau như mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm lạnh và mạ kẽm điện phân nhưng trong đó phương pháp phổ biến nhất là phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Quy trình mạ kem gồm 4 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Làm sạch bề mặt kim loại
Thép sau khi được gia công có thể dính dầu, bụi trong quá trình vận chuyển và lưu trữ nên cần làm sạch để lớp kẽm bám tốt hơn.
Vật liệu sẽ được ngâm trong dung dịch tẩy dầu 10-15 phút sau đó ngâm trong axit HCL nồng độ 8-15% để tẩy rỉ sét.
Bước 2: Nhúng trợ dung
Sau làm sạch, thép được ngâm vào chất trợ dung 3-20 giây ở nhiệt độ thường để loại bỏ các ion sắt và mảng bám oxit trên bề mặt, tạo ra lớp phủ để ngăn chặn quá trình oxi hóa. Sau đó thép được sấy khô trước khi tiếp tục mạ.
Bước 3 : Mạ kẽm nhúng nóng
Là khâu quan trọng để tạo lớp xi mạ kẽm lên bề mặt thép. Thép được nhúng hoàn toàn trong bể mạ kẽm nóng chảy. Khi kẽm nóng chảy chạm vào thép thì phản ứng mạ sẽ xảy ra (454ºC - 465ºC).
Sau khi mạ kẽm, thép được gạt xỉ trên bề mặt nóng chảy kết hợp rung để loại bỏ kẽm thừa. Sau đó thép sẽ được ngâm trong dung dịch cromat tạo lớp bảo vệ cho bề mặt.
Bước 4: Làm nguội và kiểm tra
Sản phẩm sẽ được làm nguội trong bể nước tràn để bề mặt được sáng bóng. Kỹ thuật viện sẽ quan sát và kiểm tra độ dày của lớp xi mạ bằng máy đo đặc biệt để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Ưu điểm và đặc tính của sắt thép mạ kẽm nhúng nóng
Thép sắt mạ kẽm nhúng nóng được ưa chuộng sử dụng do sản phẩm sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:
-
Đơn giá thành hợp lý, thích hợp cho các dự án quy mô lớn.
-
Lớp mạ kẽm giúp sản phẩm chống ăn mòn, hoen gỉ, bảo vệ khỏi hóa chất, nâng cao tuổi thọ và độ bền.
-
Tuổi thọ cao lên đến 50 năm trong môi trường thuận lợi và 20-25 năm ở môi trường khắc nghiệt.
-
Với bề mặt sáng bóng và nhiều màu sắc như trắng, vàng cầu vồng, xanh, đen, thép mạ kẽm có tính thẩm mỹ cao hơn so với thép thông thường
-
Nhờ độ bền và tuổi thọ nên sản phẩm giúp quý khách hàng tiết kiệm chi phí bảo trì và bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.

Thép sắt mạ kẽm có bị rỉ sét hay không? bảo quản thế nào?
Thép sắt mạ kẽm có bị rỉ sét không? Câu trả lời không vì sản phẩm có khả năng chống rỉ xuất sắc nhờ khả năng chống rỉ sét của thép mạ kẽm có thể thay đổi vào nơi xây dựng và cách lắp đặt.
1/ Thép sát mạ kẽm có thêm sơn chống rỉ
Sơn chống rỉ chuyên dụng được sơn lên bề mặt thép là giải pháp hiệu quả để hạn chế hiện tượng rỉ sét cho thép mạ kẽm. Hơn nữa, việc phun sơn còn đem đến tính thẩm mỹ cao với lớp sơn mịn màng, sáng bóng khả năng bảo vệ tối ưu, tạo độ bền cho thép.
2/ Cách sơn sắt thép mạ kẽm để chống oxy hóa.
Để sơn sắt thép mạ kẽm ta thực hiện những bước sau:
-
Bước 1: Làm sạch bề mặt ống
-
Bước 2: Loại bỏ rỉ sét hoặc lớp mạ kẽm trên bề mặt ống
-
Bước 3: Khử tạp chất và dầu thừa trên bề mặt thép băng cách ngâm vào dung môi.
-
Bước 4: Làm khô bề mặt ống
-
Bước 5: Sơn lớp sơn lên bề mặt ống (đảm bảo lớp sơn thứ nhất khô trước khi tiến hành các lớp tiếp theo).

So sánh inox & sắt thép mạ kẽm, loại nào chống rỉ tốt hơn ?
Điểm khác biệt cơ bản giữa inox & sắt thép mạ kẽm nằm ở khả năng chống gỉ sét vượt trội của inox. Cả hai loại thép đều chứa sắt và bị oxi hóa trong môi trường bên ngoài nhưng khả năng oxi hóa phụ thuộc vào thành phần hóa học trong từng hợp kim. Do inox chứa Crom và các kim loại nên inox có khả năng chống gỉ sét tốt hơn so với thép.
Thép mạ kẽm không chứa hoặc chỉ chứa ít thành phần kim loại chống oxy hóa dẫn đến khả năng chống gỉ kém hơn.
Làm gì để bảo vệ sắt thép mạ kẽm hạn chế sự ăn mòn của môi trường
Sau khi đã mạ kẽm điện phân haocwj mạ kẽm nhúng nóng, phần sắt này để sử dụng được lâu dài theo thời gian bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
-
Nên để sắt mạ kẽm được lưu trữ ở nhà kho, những nơi có mái che chắn hạn chế sự xâm nhập va chạm của nước mưa. Nếu không có điều kiện chứa tại kho, bạn nên dùng bạt bọc xung quanh thân sắt
-
Để xa sắt mạ kẽm khỏi các nguồn hóa chất gây ăn mòn.
-
Nên dùng các bệ đỡ, chân kê để tạo khoảng cách cho sắt cách sàn xi măng 10cm và với nền đất 30cm.
-
Nên phân loại và tách riêng các sản phẩm có chất lượng khác nhau, sắt mạ kẽm mới chất lượng tốt không được xếp chung với sắt đã bị gỉ sét.
-
Nơi lưu trữ rất quan trọng, hãy chọn những nơi khô ráo, thoáng mát, độ ẩm thấp, tránh nơi ẩm mốc, đột rỉ nước mưa.
